1. Augbidil 500/62.5mg là gì?
Augbidil 500/62.5mg là một loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh do các chủng nhạy cảm với Amoxicilin và Acid clavulanic gây ra, được đội ngũ y bác sĩ tin dùng ở thời điểm hiện tại, bởi tính hiệu quả cũng như các giấy chứng nhận an toàn, làm cho người dùng an tâm khi sử dụng.
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thương hiệu: Bidiphar (Việt Nam)
2. Thành phần
Hoạt chất: Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin trihydrat) 500mg, Acid clavulanic (dưới dạng kali clavulanat) 62.5mg.
Tá dược vừa đủ 1 gói: Aerosil, avicel M112, natri benzoat, acid citric khan, natri citrat, aspartam, bột hương dâu, PVP K30, manitol 60.
3. Công dụng (Chỉ định)
Chỉ định trong các nhiễm khuẩn gây ra do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi - phế quản.
- Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu - sinh dục: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: mụn nhọt, côn trùng đốt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, viêm mô tế bào.
- Nhiễm khuẩn xương và khớp: viêm tủy xương.
- Nhiễm khuẩn nha khoa: áp xe ổ răng.
- Nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn do sẩy thai, nhiễm khuẩn sản, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
4. Cách dùng - Liều dùng
Liều phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và chức năng thận của bệnh nhân và mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
Liều dùng được thể hiện theo cả thành phần amoxicillin-clavulanate ngoại trừ khi được nêu rõ theo liều của từng thành phần riêng rẽ.
Uống thuốc vào đầu bữa ăn để hạn chế tối đa khả năng không dung nạp qua đường tiêu hóa.
Sự hấp thu của thuốc là tối ưu khi uống thuốc vào đầu bữa ăn.
Không nên điều trị quá 14 ngày mà không kiểm tra lại.
Có thể bắt đầu điều trị bằng đường tiêm truyền và tiếp nối bằng đường uống.
Người lớn:
Nhiễm khuẩn nhẹ tới vừa | 1000/125mg x 2 lần/ngày. |
Nhiễm khuẩn nặng (bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát và mạn tính, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới) | 1000/125mg 3 lần/ngày. |
Trẻ em:
Liều dùng được thể hiện theo tuổi của trẻ hoặc dưới dạng mg/kg/ngày (chia 2 hoặc 3 lán mỗi ngày).
Trẻ em nặng từ 40kg trở lên nên được kê toa theo khuyến cáo dành cho người lớn.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Liều khuyến cáo:
40mg/5mg/kg/ngày tới 80mg/10mg/kg/ngày (không quá 3000mg/375mg mỗi ngày) chia 3 lần, tùy thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân. Một số loại nhiễm khuẩn (ví dụ như viêm tủy xương) cần thời gian điều trị dài hơn.
Trẻ sinh non:
Không có liều khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non.
Người già:
Không cần chỉnh liều; dùng liều như người lớn. Nếu có dấu hiệu suy thận, nên điều chỉnh liều dùng theo bệnh nhân suy thận.
Suy thận:
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (CrCl) lớn hơn 30ml/phút
Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút, không khuyến cáo dùng AUGMENTIN với tỷ lệ amoxicillin và acid clavulanic là 8:1, do không có khuyến cáo điều chỉnh liều.
5. Augbidil 500/62.5mg có tốt không?
Đây là loại thuốc điều trị nhiễm trùng có chất lượng tốt đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
6. Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc với các kháng sinh nhóm penicilin, cephalosporin.
- Tiền sử vàng da, suy gan do amoxicilin và acid clavulanic.
7. Augbidil 500/62.5mg Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Các bạn hãy đến Nhà Thuốc Khang Minh để được tư vấn, được giải đáp những thắc mắc và mua thuốc với chất lượng tốt, giá tham khảo
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm thông qua các hình thức liên hệ dưới đây:
- Mua trực tiếp tại cửa hàng: https://goo.gl/maps/aS7ZiJygm9CKkmRv5
- Mua Online qua Zalo:
Mua tại Website: https://nhathuockhangminh.com/
8. Thông tin chi tiết khác
8.1 Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- amoxicilin và acid clavulanickhông thích hợp để điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn đã giảm nhạy cảm hoặc đề kháng với các kháng sinh nhóm beta-lactam theo cơ chế không qua trung gian các enzym beta-lactamase bị ức chế bởi acid clavulanic. Không dùng thuốc để điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi S.pneumonia đề kháng với penicilin.
- Thuốc có thể gây ra phản ứng quá mẫn trầm trọng, đôi khi gây tử vong ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị bằng amoxicilin và acid clavulanic cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác ở bệnh nhân. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra trong khi điều trị bằng amoxicilin và acid clavulanic, phải ngừng thuốc và có các biện pháp xử trí thích hợp.
- Trong quá trình điều trị với amoxicilin và acid clavulanic nếu đã xác định được vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với amoxicilin đơn độc (qua kết quả kháng sinh đồ) nên chuyển sang dùng amoxicilin đơn độc.
- Thành phần amoxicilin trong thuốc có thể gây mẩn đỏ kèm sốt nổi hạch.
- Acid clavulanic gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan, vì vậy thận trọng khi dùng thuốc cho người già, người bệnh có tiền sử vàng da không do amoxicilin và acid clavulanic, bệnh nhân rối loạn chức năng gan. Acid clavulanic trong thuốc cũng có thể gây ra sự gắn kết không đặc hiệu của IgG và albumin trên màng hồng cầu dẫn đến phản ứng dương tính giả trong nghiệm pháp Coombs.
- Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Tuy nhiên, những triệu chứng đó thường hồi phục được và sẽ hết sau 6 tuần ngừng điều trị.
- Tá dược sepifilm trong thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên bệnh nhân.
- Người suy thận trung bình hay nặng cần chú ý điều chỉnh liều dùng (xem phần LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG). Co giật có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc dùng thuốc với liều cao.
- Dùng thuốc kéo dài, đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, cần theo dõi cẩn thận và có biện pháp điều trị thích hợp nếu có bội nhiễm xảy ra.
- Phải định kỳ kiểm tra chỉ số huyết học, chức năng gan, thận trọng suốt quá trình điều trị. Cần có chẩn đoán phân biệt để phát hiện các trường hợp tiêu chảy do C.difficile và viêm đại tràng có màng giả.
- Ở bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, có nguy cơ phát ban cao khi dùng amoxicilin và acid clavulanic. Vì vậy, tránh dùng thuốc nếu nghi ngờ có thể làm tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân từng xuất hiện ban đỏ đa dạng do dùng thuốc có chứa thành phần amoxicilin.
- Khi bắt đầu điều trị với thuốc, mụn mủ kèm theo sốt ban đỏ xuất hiện có thể là những biểu hiện của hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Nếu xuất hiện các biểu hiện này, nên cho bệnh nhân ngừng thuốc và chống chỉ định với bất kỳ chế phẩm nào có chứa amoxicilin.
- Tiểu ít là một nguy cơ để thuốc kết tinh. Vì vậy cần khuyến cáo bệnh nhân uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc, ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu, cần kiểm tra thường xuyên tình trạng ống thông tiểu.
- Trong thời gian dùng thuốc, nếu bệnh nhân cần xét nghiệm glucose trong nước tiểu nên sử dụng phương pháp dùng enzym glucose oxidase. Các phương pháp phi enzym có thể đưa ra kết quả dương tính giả.
8.2 Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Thường gặp (ADR> 1/100):
+ Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
+ Da: ngoại ban, ngứa.
- Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):
+ Máu: tăng bạch cầu ưa eosin.
+ Gan: viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.
+ Tiêu hóa: khó tiêu.
+ Khác: viêm âm đạo do Candida, nhức đầu, hoa mắt, sốt, mệt mỏi.
- Hiếm gặp (ADR< 1/1000):
+ Toàn thân: phản ứng phản vệ, phù Quincke.
+ Máu: giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin.
+ Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc, lưỡi mọc tóc.
+ Da: hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
+ Thận: viêm thận kẽ, tiểu tinh thể.
+ Thần kinh: co giật, viêm màng não vô khuẩn.
+ Khác: hội chứng giống bệnh huyết thanh, viêm mao mạch dị ứng.
Hướng dẫn xử trí ADR:
- Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc, lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxygen, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng các thuốc có thành phần chứa kháng sinh nhóm penicilin hoặc cephalosporin.
- Viêm đại tràng giả mạc
+ Nhẹ: ngừng thuốc.
+ Nặng: bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh chống Clostridium (metronidazol, vancomycin).
8.3 Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy, cần theo dõi cẩn thận người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. Điều chỉnh liều thuốc chống đông máu nếu cần.
- Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần thông báo trước cho bệnh nhân.
- Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.
- Bệnh nhân tăng acid uric máu khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicilin.
- Các chất kìm khuẩn như: acid fusidic, cloramphenicol, tetracyclin có thể làm giảm tác dụng diệt khuẩn của amoxicilin.
- Amoxicilin làm giảm bài tiết methotrexat, từ đó làm tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
- Probenecid làm giảm sự đào thải của amoxicilin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của acid clavulanic.
- Ở những bệnh nhân đang dùng mycophenolat mofetil, đã có báo cáo về sự giảm nồng độ trước liều (pre-dose concentration) của chất chuyển hóa có hoạt tính acid mycophenolic (MPA) khoảng 50% sau khi bắt đầu dùng amoxicilin đường uống kết hợp acid clavulanic. Sự thay đổi nồng độ trước liều có thể không thể hiện chính xác những thay đổi về mức phơi nhiễm MPA tổng thể Do đó, không cần thiết điều chỉnh liều mycophenolat mofetil khi chưa có bằng chứng lâm sàng về rối loạn chức năng ghép. Tuy nhiên, cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ trong suốt quá trình dùng thuốc và thêm một thời gian ngắn sau khi điều trị với kháng sinh.
8.4 Quá liều
Triệu chứng:
- Đau bụng, nôn, tiêu chảy, rối loạn cân bằng nước và chất điện giải. Một số ít bệnh nhân bị phát ban, tăng kích động hoặc ngủ lơ mơ.
- Co giật có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc dùng thuốc với liều cao.
- Tiểu ra tinh thể hoặc viêm thận kẽ dẫn đến suy thận đã xảy ra ở một người bệnh dùng quá liều amoxicilin.
Xử trí:
- Ngừng ngay thuốc, điều trị triệu chứng và dùng các biện pháp hỗ trợ nếu cần.
- Nếu quá liều xảy ra sớm và không có chống chỉ định, có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày. Quá liều dưới 250 mg/kg không gây triệu chứng gì đặc biệt và không cần làm sạch dạ dày.
- Cần cung cấp đủ nước và chất điện giải cho cơ thể để duy trì bài niệu và giảm nguy cơ tiểu ra tinh thể.
- Có thể loại bỏ cả amoxicilin và acid clavulanic ra khỏi tuần hoàn bằng phương pháp thẩm phân máu.
- Tổn thương thận thường hồi phục sau khi ngừng điều trị.
8.5 Lái xe và vận hành máy móc
- Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: một số tác dụng không mong muốn của thuốc như nhức đầu, hoa mắt, sốt, mệt mỏi... có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân, do đó không nên sử dụng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
8.6 Thai kỳ và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai do đó tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trừ trường hợp cần thiết do bác sĩ chỉ định.
- Phụ nữ cho con bú: một lượng nhỏ thuốc có thể khuếch tán vào sữa mẹ gây nguy cơ mẫn cảm cho trẻ bú mẹ. Do đó, chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết.
8.7 Bảo quản
Không quá 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.
8.8 Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
8.9 Dược lực học
- Nhóm dược lý: kháng sinh nhóm penicilin.
- Mã ATC: J01CR02.
- Amoxicilin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm penicilin. Amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn do gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin của vi khuẩn (PBP) để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn. Cuối cùng, vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicilin dễ bị phá hủy bởi các enzym beta-lactamase và do đó phổ kháng khuẩn không bao gồm những vi khuẩn sinh enzym beta-lactamase.
- Acid clavulanic có cấu trúc beta-lactam gần giống nhân penicilin, có tác dụng kháng khuẩn rất yếu, đồng thời có khả năng ức chế các enzym beta-lactamase do phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Staphylococcus sinh ra. Acid clavulanic có thể thấm qua thành tế bào vi khuẩn, do đó có thể ức chế enzym ở ngoài tế bào và enzym gắn vào tế bào. Acid clavulanic thường tác dụng như một chất ức chế có tính cạnh tranh và không thuận nghịch.
- Amoxicilin và kali clavulanat là một phối hợp có tác dụng diệt khuẩn. Sự phối hợp này không làm thay đổi cơ chế tác dụng của amoxicilin mà có tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, mờ rộng phổ tác dụng của amoxicilin chống lại nhiều vi khuẩn tạo ra beta-lactamase trước đây kháng lại amoxicilin đơn độc, do acid clavulanic có ái lực cao và gắn vào beta-lactamạse của vi khuẩn để ức chế.
- Phổ kháng khuẩn của thuốc gồm:
Vi khuẩn Gram dương:
+ Loại hiếu khí: Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Corynebacterium, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes.
+ Loại kỵ khí: các loài Clostridium, Peptococcus, Peptostreptococcus.
Vi khuẩn Gram âm:
+ Loại hiếu khí: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, các loài Klebsiella, Salmonella, Shigella, Bordetella, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Vibrio cholerae, Pasteurella multocida.
+ Loại kỵ khí: Các loài Bacteroides kể cả B. fragilis.
- Các chủng vi khuẩn đề kháng:
+ Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Staphylococcus kháng methicilin/oxacilin.
+ Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Acinetobactersp., Citrobacterfreundii, Enterobacter sp., Legionella pneumophila, Morganella morganii, Providencia spp., Pseudomonas sp., Serratia sp., Stenotrophomonasmaltophilia.
+ Các chủng vi khuẩn khác: Chlamydophila pneumoniae, Chlamydophila psittaci, Coxiella bumetti, Mycoplasma pneumoniae.
- Cơ chế đề kháng:
Hai cơ chế chính của vi khuẩn đề kháng amoxicilin phối hợp với acid clavulanic là:
+ Bất hoạt thuốc bởi các beta-lactamase không bị ức chế bởi acid clavulanic bao gồm các beta-lactamase lớp B, C, D.
+ Biến đổi các protein gắn penicilin (PBPs), do đó làm giảm ái lực của chất kháng khuẩn tại vị trí tác dụng.
Sự giảm tính thấm của tế bào vi khuẩn hoặc cơ chế bơm đẩy thuốc có thể gây ra hoặc góp phần vào sự đề kháng thuốc của vi khuẩn, đặc biệt là ở vi khuẩn Gram âm.
8.9 Dược lực học
Hấp thu:
- Amoxicilin và acid clavulanic bị phân ly hoàn toàn trong dung dịch nước ở pH sinh lý. Cả hai thành phần đều được hấp thu tốt và nhanh chóng sau khi uống. Sự hấp thu của amoxicilin và acid clavulanic được cải thiện khi dùng thuốc vào đầu bữa ăn. Khả dụng sinh học đường uống của amoxicilin và acid clavulanic khoảng 70%. Đặc tính của hai thành phần trong huyết tương là như nhau và thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tường (Tmax) của mỗi thành phần là khoảng 1 giờ.
- Các kết quả dược động học trong một nghiên cứu mà amoxicilin/acid clavulanic (viên nén hàm lượng 500 mg/125 mg, 3 lần/ngày) được uống khi đang đói ở những nhóm tình nguyện viên khỏe mạnh được trình bày dưới đây:
Các thông số dược động học trung bình (± SD) | |||||
Dược chất được uống | Liều | Cmax | Tmax* | AUC (0-24 giờ) | T1/2 |
(mg) | (µg/mL) | (giờ) | (µg.giờ/mL) | (giờ) | |
Amoxicilin | |||||
AMX/ CA 500mg/ 125mg | 500 | 7,19 ± 2,26 | 1,5 (1,0 - 2,5) | 53,5 ± 8,87 | 1,15 ± 0,20 |
Acid clavulanic | |||||
AMX/CA 500mg/ 125mg | 125 | 2,40 ± 0,83 | 1,5 (1,0 - 2,0) | 15,72 ± 3,86 | 0,98 ± 0,12 |
AMX: Amoxicilin, CA: Acid clavulanic * Trung vị (khoảng) |
- Nồng độ amoxicilin và acid clavulanic trong huyết thanh đạt được khi sử dụng phối hợp amoxicilin/acid clavulanic thì tương đương với nồng độ đạt được khi sử dụng amoxicilin hoặc acid clavulanic đơn độc theo đường uống.
Phân bố:
- Khoảng 25% acid clavulanic và 18% amoxicilin gắn kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố khoảng 0,3 - 0,4 l/kg đối với amoxicilin và khoảng 0,2 l/kg đối với acid clavulanic.
- Sau khi tiêm tĩnh mạch, cả amoxicilin và acid clavulanic đã được tìm thấy trong túi mật, mô bụng, da, mỡ, mô cơ, hoạt dịch và dịch màng bụng, mật và mủ của vết thương. Amoxicilin không phản bố nhiều trong dịch não tủy. Cả amoxicilin và acid clavulanic đều qua được hàng rào nhau thai và phân bố vào trong sữa mẹ.
Chuyển hóa:
Khoảng 10 - 25% amoxicilin trong liều khởi đầu được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng acid peniciloic không hoạt động. Acid clavulanic chuyển hóa nhiều trong cơ thể người, được bài tiết vào nước tiểu, phân và dưới dạng carbon dioxid trong khí thở ra.
Thải trừ:
- Amoxicilin được thải trừ chủ yếu qua thận, trong khi acid clavulanic được thải trừ theo cơ chế qua cả thận và ngoài thận.
- Sự kết hợp amoxicilin/acid clavulanic có thời gian bán thải trung bình trong khoảng 1 giờ và độ thanh thải toàn thân trung bình khoảng 25 l/h ở những người khỏe mạnh. Gần 60 - 70% amoxicilin và 40 đến 65% acid clavulanic được thải trừ dưới dạng không biến đổi trong nước tiểu suốt 6 giờ đầu sau khi uống một liều đơn viên nén có thành phần amoxicilin/acid clavulanic với hàm lượng 250 mg/125 mg hoặc 500 mg/125 mg. Các nghiên cứu khác nhau chì ra rằng khoảng 50 - 85% amoxicilin và 27 - 60% acid clavulanic được thải trừ qua nước tiểu trong suốt 24 giờ. Đối với acid clavulanic, lượng thuốc lớn nhất được thải trừ trong 2 giờ đầu sau khi uống thuốc.
- Dùng đồng thời với probenecid có thể làm chậm thải trừ amoxicilin, nhưng không ảnh hưởng đến sự thải trừ của acid clavulanic qua thận.
Tuổi tác:
Thời gian bán thải của amoxicilin ở trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi tương đương với trẻ lớn hơn và người trường thành, ở trẻ sơ sinh (bao gồm cả trẻ sinh non), trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, không nên dùng quá 2 lần/ngày vì đường thải trừ qua thận chưa phát triển hoàn thiện. Vì những người cao tuổi có khả năng suy giảm chức năng thận cao hơn nên cần thận trọng khi lựa chọn liều và nên theo dõi chức năng thận.
Giới tính:
Sau khi cho uống amoxicilin/acid clavulanic ở những phụ nữ và nam giới khỏe mạnh cho thấy giới tính không ảnh hường đáng kể đáng đến dược động học của cả amoxicilin và acid clavulanic.
Suy thận:
Độ thanh thải huyết thanh toàn thân của amoxicilin/acid clavulanic giảm tương ứng với sự suy giảm chức năng thận. Sự giảm thanh thải amoxicilin rõ rệt hơn so với acid clavulanic, vì tỉ lệ amoxicilin thải trừ qua đường thận cao hơn. Do đó, liều cho bệnh nhân suy thận phải ngăn ngừa sự tích lũy quá mức amoxicilin trong khi vẫn duy trì mức acid clavulanic phù hợp.
Suy gan:
Những bệnh nhân suy gan nên được chỉ định liều một cách thận trọng và theo dõi chức năng gan định kỳ.
Đặc điểm nổi bật
✅ Công dụng | ⭐️ Điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn |
✅ Thành phần | ⭐️ Amoxicilin, Acid clavulanic |
✅ Cách dùng | ⭐️ Theo chỉ định của bác sĩ |
✅ Thận trọng | ⭐️ Người mẫn cảm với thành phần của thuốc |
✅ Thương hiệu | ⭐️ Bidiphar (Việt Nam) |
✅ Xuất xứ | ⭐️ Việt Nam |
✅ Lưu ý | ⭐️ Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng |