Đặc điểm nổi bật
✅ Công dụng | ⭐️ Điều trị bệnh đái tháo đường |
✅ Thành phần | ⭐️ Insulin |
✅ Cách dùng | ⭐️ 0,3-1,0 lU/kg/ngày, chích |
✅ Thận trọng | ⭐️ Tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc |
✅ Thương hiệu | ⭐️ Novo Nordisk |
✅ Xuất xứ | ⭐️ Pháp |
✅ Lưu ý | ⭐️ Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng |
1. Bút tiêm Toujeo SoloStar 300IU/ml trị đái tháo đường. là gì?
Bút tiêm Toujeo SoloStar 300IU/ml trị đái tháo đường. là một loại điều trị tiểu đường tuýp II được đội ngũ y bác sĩ tin dùng ở thời điểm hiện tại, bởi tính hiệu quả cũng như các giấy chứng nhận an toàn, làm cho người dùng an tâm khi sử dụng.
- Xuất xứ: Pháp
- Thương hiệu: Novo Nordisk
2. Thành phần
Hoạt chất: insulin glargine 450 đơn vị/1,5 ml.
Tá dược: Clorua kẽm, Metacresol, glycerol, Acid hydrochloric (để điều chỉnh pH), natri hydroxyd (để điều chỉnh pH), nước pha tiêm.
3. Công dụng (Chỉ định)
Toujeo được dùng để điều trị đái tháo đường ở người lớn.
4. Cách dùng - Liều dùng
Luôn luôn dùng thuốc này đúng như lời bác sỹ đã dặn. Hãy hỏi lại bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá nếu bạn không biết chắc.
Mặc dù Toujeo chứa cùng một hoạt chất như insulin glargine 100 đơn vị/ml, nhưng hai thuốc này không thể thay thế lẫn nhau. Việc chuyển từ liệu pháp insulin này sang liệu pháp insulin khác đòi hỏi phải có ý kiến bác sỹ, sự giám sát y khoa và theo dõi đường huyết. Xin hỏi bác sỹ để biết thêm thông tin.
Liều dùng:
Bút tiêm nạp sẵn Toujeo SoloStar có thể tiêm được liều từ 1 đến 80 đơn vị trong mỗi lần tiêm, điều chỉnh từng nấc 1 đơn vị. Cửa sổ chỉ liều trên bút tiêm SoloStar cho thấy số đơn vị Toujeo được tiêm. Không cần tính lại liều lượng.
Dựa vào lối sống, kết quả xét nghiệm đường huyết và việc sử dụng insulin trước đây của bạn, bác sỹ sẽ cho biết:
- Bạn cần dùng bao nhiêu Toujeo mỗi ngày và vào giờ nào.
- Khi nào bạn cần kiểm tra đường huyết, và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không.
- Khi nào bạn cần tiêm liều cao hơn hoặc thấp hơn.
Toujeo là insulin tác động dài. Bác sỹ có thể sẽ cho dùng thuốc này kèm với một insulin tác động ngắn, hoặc với các thuốc chống đái tháo đường khác.
Nếu bạn dùng nhiều hơn một loại insulin, luôn luôn phải bảo đảm dùng đúng loại insulin bằng cách kiểm tra nhãn insulin trước mỗi lần tiêm. Nếu không biết chắc, hãy hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Bạn cần biết những yếu tố này để có thể phản ứng đúng đắn với những thay đổi của mức đường huyết và đề phòng đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Giờ tiêm thuốc linh hoạt:
- Tiêm Toujeo mỗi ngày một lần tốt nhất vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Khi cần, có thể tiêm trong vòng 3 giờ trước hoặc sau giờ tiêm thuốc thường lệ.
Sử dụng trên bệnh nhân cao tuổi (65 tuổi trở lên):
Nếu là người ≥ 65 tuổi, hãy nói cho bác sỹ biết vì có thể bạn cần dùng liều thấp hơn.
Nếu có bệnh gan hoặc bệnh thận:
Nếu bạn có bệnh gan hoặc bệnh thận, hãy nói cho bác sỹ biết vì có thể bạn cần dùng liều thấp hơn.
Trước khi tiêm Toujeo:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ hướng dẫn.
- Nếu không tuân thủ tất cả những hướng dẫn này, bạn có thể tiêm quá nhiều hoặc quá ít insulin.
Cách dùng:
- Toujeo được tiêm dưới da.
- Tiêm vào mặt trước đùi, cánh tay, hoặc trước bụng.
- Mỗi ngày nên thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm đã chọn. Làm vậy sẽ giảm nguy cơ teo da hoặc dày da (xem thêm thông tin ở mục “Tác dụng không mong muốn”).
Để đề phòng khả năng lây bệnh, không bao giờ dùng bút tiêm insulin cho nhiều hơn một người, ngay cả khi đã thay kim.
Luôn luôn phải gắn một kim mới vô khuẩn trước mỗi lần tiêm. Đừng bao giờ dùng lại kim tiêm. Dùng lại kim tiêm làm tăng nguy cơ nghẹt kim và vì thế có thể gây non liều hoặc quá liều insulin.
Kim đã sử dụng phải được thải bỏ trong thùng chứa vật sắc nhọn hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sỹ hay qui định của địa phương.
Không được dùng Toujeo:
- Không được tiêm vào tĩnh mạch, vì sẽ làm thay đổi tác động của thuốc và làm đường huyết giảm quá thấp.
- Không dùng trong bơm insulin truyền tĩnh mạch.
- Không dùng nếu thuốc có các hạt lợn cợn. Dung dịch thuốc phải trong, không màu và giống như nước.
Không được dùng bơm tiêm để lấy Toujeo từ bút tiêm SoloStar, nếu không, có thể gây quá liều nặng.
Không dùng nếu bút tiêm SoloStar bị hỏng, không được bảo quản đúng cách, nếu bạn không biết nó có hoạt động bình thường không hoặc bạn nhận thấy việc kiểm soát đường huyết trở nên xấu hơn ngoài dự kiến.
- Vứt bỏ bút tiêm này và dùng một bút tiêm mới.
- Hãy nói chuyện với bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá nếu bạn gặp trục trặc với bút tiêm.
Nếu quên dùng Toujeo:
Khi cần, có thể tiêm Toujeo trong vòng 3 giờ trước hoặc sau giờ tiêm thuốc thường lệ.
Nếu bỏ sót một liều Toujeo hoặc không tiêm đủ liều insulin, mức đường huyết có thể tăng khá cao (tăng đường huyết). Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Không được tiêm liều gấp đôi để bù vào liều quên dùng.
- Kiểm tra đường huyết và tiêm liều kế tiếp vào giờ thường lệ.
Nếu ngưng dùng Toujeo:
Không được ngưng dùng thuốc này mà không nói cho bác sỹ biết. Nếu tùy tiện ngưng dùng, đường huyết có thể tăng rất cao và gây tích tụ axít trong máu (nhiễm toan ceton).
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về việc sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sỹ, dược sỹ hoặc y tá.
- Quá liều
Nếu đã tiêm quá nhiều Toujeo, mức đường huyết của bạn có thể giảm quá thấp. Hãy kiểm tra đường huyết và ăn nhiều hơn để đề phòng hạ đường huyết. Nếu đường huyết quá thấp, hãy xem thông tin trong phần cuối tờ hướng dẫn.
5.Bút tiêm Toujeo SoloStar 300IU/ml có tốt không?
Bút tiêm Toujeo SoloStar 300IU/ml là loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp II có chất lượng tốt đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
6. Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
.Bút tiêm Toujeo SoloStar 300IU/ml Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Các bạn hãy đến Nhà Thuốc Khang Minh để được tư vấn, được giải đáp những thắc mắc và mua thuốc với chất lượng tốt, giá tham khảo
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm thông qua các hình thức liên hệ dưới đây:
- Mua trực tiếp tại cửa hàng: https://goo.gl/maps/aS7ZiJygm9CKkmRv5
- Mua Online qua Zalo:
Mua tại Website: https://nhathuockhangminh.com/products/
8. Thông tin chi tiết khác
8.1 Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Việc điều trị không đủ liều hoặc không liên tục, đặc biệt trong đái tháo đường tip 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết.
Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết xuất hiện từ từ, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Những triệu chứng này bao gồm khát, tiểu nhiều lần, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, da khô đỏ, khô miệng, mất sự ngon miệng cũng như hơi thở có mùi aceton.
Trong đái tháo đường tip 1, các trường hợp tăng đường huyết không được điều trị cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm ceton acid do đái tháo đường, có khả năng gây tử vong.
Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin.
Bỏ một bữa ăn hay luyện tập thể lực gắng sức, không có kế hoạch có thể dẫn đến hạ đường huyết. Những bệnh nhân có sự kiểm soát glucose huyết được cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tăng cường, có thể có thay đổi về những triệu chứng cảnh báo thường gặp của hạ đường huyết và phải được bác sĩ thông báo trước. Những triệu chứng cảnh báo thường thấy có thể mất đi ở những bệnh nhân bị đái tháo đường đã lâu.
Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng một loại insulin khác hay nhãn hiệu insulin khác phải thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Những thay đổi về nồng độ, nhãn hiệu (nhà sản xuất), loại, nguồn gốc (insulin người, insulin analogue) và/hoặc phương pháp sản xuất có thể dẫn đến cần thay đổi liều dùng. Những bệnh nhân được chuyển sang Mixtard từ một loại insulin khác có thể phải tăng một số mũi tiêm hàng ngày hoặc thay đổi liều của loại insulin mà họ đã sử dụng trước đó. Nếu việc điều chỉnh là cần thiết khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng Mixtard thì có thể thực hiện ở liều đầu tiên hoặc trong vài tuần hoặc vài tháng đầu. Cũng như bất kỳ liệu pháp insulin nào khác, có thể xảy ra các phản ứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nổi mề đay, viêm, thâm tím, sưng và ngứa. Thay đổi liên tục vị trí tiêm trong một vùng tiêm nhất định có thể giúp làm giảm hoặc phòng ngừa các phản ứng này. Những phản ứng trên thường qua đi trong vài ngày đến vài tuần. Trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể đòi hỏi phải ngừng sử dụng Mixtard. Trước khi đi du lịch đến nơi có sự khác biệt về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng các bữa ăn vào những thời điểm khác. Không được sử dụng hỗn dịch insulin trong bơm truyền insulin.
Kết hợp thiazolidinedione và các thuốc insulin
Các trường hợp suy tim sung huyết khi dùng thiazolidinedione kết hợp với insulin đã được báo cáo, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tiến triển suy tim sung huyết. Cần phải nhớ điều này nếu xem xét điều trị kết hợp thiazolidinedione với các thuốc insulin. Nếu sử dụng kết hợp, phải theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim sung huyết, tăng cân và phù. Phải ngừng sử dụng thiazolidinedione nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào về tim xấu đi.
8.2 Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tóm tắt về tính an toàn
Phản ứng p đã được báo cáo thường gặp nhất trong thời gian điều trị là hạ đường huyết. Trong các thử nghiệm lâm sàng và trong quá trình sử dụng trên thị trường, tần suất của hạ đường huyết thay đổi theo nhóm bệnh nhân, chế độ liều dùng và mức độ kiểm soát đường huyết. Vào lúc bắt đầu điều trị bằng insulin, có thể xảy ra bất thường về khúc xạ, phù và phản ứng tại chỗ tiêm (đau, đỏ, nổi mề đày, viêm, thâm tím, sưng và ngứa tại chỗ tiêm). Những phản ứng này thường có tính chất tạm thời. Việc cải thiện nhanh sự kiểm soát glucose huyết có thể liên quan với bệnh đau thần kinh cấp, thường có thể hồi phục. Liệu pháp insulin tăng cường với sự cải thiện đột ngột về kiểm soát đường huyết có thể liên quan với bệnh võng mạc do đái tháo đường xấu đi tạm thời, trong khi việc cải thiện kiểm soát đường huyết dài hạn làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường.
Bảng danh mục các phản ứng phụ
Các phản ứng phụ được liệt kê dưới đây dựa trên các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và được phân loại theo tần suất và nhóm hệ cơ quan của MedDRA. Các nhóm tần suất được xác định theo quy ước sau: Rất thường gặp (> 1/10); thường gặp (> 1/100 đến < 1/10); ít gặp (> 1/1000 đển < 1/100); hiếm gặp (>1/10000 đến < 1/1000); rất hiếm gặp (<1/10000); tần suất không rõ (không thể ước tính từ các dữ liệu hiện có).
Mô tả các phản ứng phụ chọn lọc
Phản ứng phản vệ: sự xuất hiện các phản ứng quá mẫn toàn thân (bao gồm nổi ban toàn thân, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực, giảm huyết áp và ngất/mất ý thức) rất hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.
Hạ đường huyết: phản ứng phụ đã được báo cáo thường gặp nhất là hạ đường huyết, có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin. Hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến bất tỉnh và/hoặc co giật và có thề gây ra suy chức năng não tạm thời hay vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện đột ngột, có thể bao gồm đổ mồ hôi lạnh, da xanh tái và lạnh, mệt mỏi, bồn chồn hoặc run, lo âu, yếu bất thường, lú lẫn, khó tập trung, buồn ngủ, đói dữ dội, thay đổi thị lực, nhức đầu, buồn nôn và đánh trong ngực.
Loạn dưỡng mỡ: Loạn dưỡng mỡ được báo cáo ít gặp, có thể xảy ra tại chỗ tiêm.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8.3 Tương tác với các thuốc khác
Một số thuốc được biết là có tương tác với sự chuyển hóa glucose.
Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân: Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống, chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), thuốc chẹn beta không chọn lọc, chất ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE), salicylate, các steroid đồng hóa và sulphonamide.
Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân: Thuốc tránh thai dạng uống
8.4 Quá liều
Không thể xác định rõ về sự quá liều đối với insulin, tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp nếu dùng liều quá cao so với nhu cầu insulin của bệnh nhân:
- Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể điều trị bằng cách dùng glucose uống hay các sản phẩmcó đường. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường được khuyên luôn mang theo người những sản phẩm có đường.
- Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân bị bất tỉnh, có thể được điều trị bằng glucagon (0.5 - 1mg) tiêm bắp hay tiêm dưới da do một người đã được hướng dẫn cách tiêm, hoặc dùng glucose tiêm truyền tĩnh mạch do một nhân viên y tế thực hiện. Phải dùng glucose đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 - 15 phút.
Khi bệnh nhân tỉnh lại cần cho dùng thức ăn có chứa carbonhydrate để phòng ngừa tái phát.