Khuyến mãi

Cefaclor 375mg Mebiphar hộp 10 viên

Thương hiệu: Mebiphar (Việt Nam) Mã sản phẩm: SP5768
So sánh
5,500₫ 6,000₫
-8%
(Tiết kiệm: 500₫)

Cefaclor 375mg Mebiphar hộp 10 viên LƯU Ý:

  • Giá trên là giá đơn vị tính nhỏ nhất, quý khách vui lòng nhấp vào đơn vị tính và chọn số lượng cần mua theo đúng đơn vị tính nhé.
  • Nhận ưu đãi: Hình ảnh sản phẩm
Quy cách:

Gọi đặt mua 0399.234.068 (7:30 - 20:00)

  • Nhà thuốc Khang Minh - Giao hàng nội thành trong 24h. Ngoại thành 3-5 ngày
    Giao hàng nội thành trong 24h. Ngoại thành 3-5 ngày
  • Nhà thuốc Khang Minh - Nhận mã ưu đãi Freeship tại ô trái tim góc trái bằng cách đăng ký
    Nhận mã ưu đãi Freeship tại ô trái tim góc trái bằng cách đăng ký
  • Nhà thuốc Khang Minh - Thanh toán đa dạng qua nhiều hình thức: COD, QR, ví điện tử
    Thanh toán đa dạng qua nhiều hình thức: COD, QR, ví điện tử
  • Nhà thuốc Khang Minh - Chính sách đổi trả linh hoạt (còn nguyên tem, nhãn)
    Chính sách đổi trả linh hoạt (còn nguyên tem, nhãn)

Chi tiết sản phẩm

1. Cefaclor 375mg Mebiphar là gì?

Cefaclor monohyđrat là một loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh do các chủng nhạy cảm với Cefaclor monohyđrat gây ra,  được đội ngũ y bác sĩ tin dùng ở thời điểm hiện tại, bởi tính hiệu quả cũng như các giấy chứng nhận an toàn, làm cho người dùng an tâm khi sử dụng. 

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thương hiệu: Mebiphar

2. Thành phần

Hoạt chất: Cefaclor monohyđrat tương đương Cefaclor 375mg.

Tá dược: Starch 1500, Cellulose vi tinh thể, Bột Talc, Magnesi stearat, Silicon dioxyd dạng keo, Natri croscarmellose, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, Titan dioxyd, Màu Indigo carmine lake, Màu Green lake, Màu đỏ Carmoisỉne lake, Ethanol 96%,...

3. Công dụng (Chỉ định)

Chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm: Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amiđan tái phát nhiều lần, viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang), nhiễm khuẩn da và phần mềm,...

4. Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng:

Người lớn: Liều thông thường 250mg mỗi 8 giờ. Liều tối đa 4g/ngày. Viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn dường tiết niệu dưới: 250 - 500mg x 2 lần/ngày; hoặc 250mg x 3 lần/ngày.

Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: 500mg x 3 lần/ngày.

Trẻ em: Trẻ em > 1 tháng tuổi: Liều thông thường 20 - 40mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa 1g/ngày. Viêm tai giữa ở trẻ em: 40mg/kg/ngày chia làm 2 - 3 lần. Trẻ em < 1 tháng tuổi: Liều lượng chưa được xác định.

Bệnh nhân suy thận: Cefaclor có thể dùng cho bệnh nhân suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 - 50ml/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin < 10ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.

Bệnh nhân phải thẩm tách máu đều đặn: Dùng liều khởi đầu 250mg -1g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều diều trị 250 - 500mg cứ 6 - 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.

Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn.

Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và các thành phần khác của thuốc.

Trẻ em dưới 1 tháng tuổi.

Người lớn:

- Liều thường dùng: 1 viên mỗi 8 giờ.

- Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: 1 - 2 viên/lần, ngày 2 lần; hoặc 1 viên/lần, ngày 3 lần.

- Đối với nhiễm khuẩn nặng: 2 viên/lần, ngày 3 lần.

- Liều giới hạn kê đơn: 4g/ngày.

Bệnh nhân suy thận: có thể dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau:

- Độ thanh thải creatinin 10 - 50ml/phút: dùng 50% liều thường dùng.

- Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút: dùng 25% liều thường dùng.

- Người bệnh thẩm tách máu: liều khởi đầu 250mg - 1g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 250 - 500mg cứ 6 - 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.

Người cao tuổi: dùng liều như người lớn.

Trẻ em:

- Liều thường dùng: 20 - 40mg/kg cân nặng/ ngày, chia thành 2 - 3 lần uống.

- Viêm tai giữa: 40mg/kg cân nặng/ ngày, chia thành 2 - 3 lần uống, liều tổng cộng trong ngày không được quá 1g.

- Liều tối đa: 1.5g/ngày.

5. Cefaclor 375mg Mebiphar có tốt không?

Đây là loại thuốc điều trị nhiễm trùng có chất lượng tốt đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

6. Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin.

7. Cefaclor 375mg Mebiphar Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Các bạn hãy đến Nhà Thuốc Khang Minh để được tư vấn, được giải đáp những thắc mắc và mua thuốc với chất lượng tốt, giá tham khảo

Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm thông qua các hình thức liên hệ dưới đây:

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng: https://goo.gl/maps/aS7ZiJygm9CKkmRv5
  • Mua Online qua Zalo:

Hình ảnh sản phẩm

  • Mua tại Website: https://nhathuockhangminh.com/

8. Thông tin chi tiết khác

8.1 Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

- Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicilin do có mẫn cảm chéo.

- Dùng thuốc dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc, thận trọng với bệnh nhân có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.

- Thận trọng khi dùng thuốc cho người suy giảm chức năng thận. Nên giảm liều ở những bệnh nhân suy thận nặng.

8.2 Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp:

Máu: tăng bạch cầu ưa eosin.

- Tiêu hóa: tiêu chảy.

- Da: ban dạng sởi.

Ít gặp:

Toàn thân: test Coombs trực tiếp dương tính.

- Máu: tăng tế bào lympho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn.

- Da: ngứa, nổi mày đay.

- Tiết niệu - sinh dục: ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida.

Hiếm gặp:

Toàn thân: phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh (hay gặp ở trẻ em hơn người lớn: ban đa dạng, viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu), hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), ban da mụn mủ toàn thân.

- Máu: giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.

- Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc.

- Gan: tăng enzym gan, viêm gan, vàng da ứ mật.

- Thận: viêm thận kẽ hồi phục, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thường.

- Thần kinh trung ương: cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), tăng kích động, đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác, ngủ gà.

- Bộ phận khác: đau khớp.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

8.3 Tương tác với các thuốc khác

- Dùng đồng thời cefaclor với warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, gây chảy máu hay không chảy máu về lâm sàng. Nên theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này.

- Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh.

- Dùng đồng thời thuốc với aminoglycosid hoặc thuốc lợi niệu furosemid làm tăng độc tính với thận.

8.4 Quá liều

Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.

Xử trí: Cần xem xét đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh. Không cần rửa dạ dày trừ khi uống liều gấp 5 lần liều bình thường. Bảo vệ đường hô hấp cho người bệnh, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch. Làm giảm hấp thu bằng cách uống than hoạt nhiều lần.

8.5 Thai kỳ và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chỉ được dùng khi thật cần thiết do chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào ở người đang mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Nồng độ trong sữa mẹ rất thấp. Tác động của thuốc lên trẻ bú mẹ chưa rõ nhưng nên lưu ý khi thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban.

8.6 Dược lý

Cefaclor là một kháng sinh cephalosporin dạng uống, bán tổng hợp, thuộc thế hệ 2, có tác dụng diệt khuẩn đang phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn: Cefaclor in vitro có tác dụng đối với phần lớn các chủng vi khuẩn được phân lập từ người bệnh: Staphylococcus, kể cả những chủng sinh ra penicilinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính, tuy nhiên có biểu hiện kháng chéo giữa cefaclor với methicillin; Streptococcus pneumoniae; Streptococcus pyogenes (Streptococcus tan huyết beta nhóm A); Moraxella (Branhamella) catarrhalis; Haemophilus influenzae (kể cả những chủng sinh ra beta-lactamase, kháng ampicillin); Escherichia coli; Proteus mirabilis; Klebsiella spp.; Citrobacter diversus; Neisseria gonorrhoeae;...

Đặc điểm nổi bật

✅ Công dụng

⭐️ Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm

✅ Thành phần

⭐️ Cefaclor

✅ Cách dùng

⭐️ Theo chỉ định của bác sĩ

✅ Thận trọng

⭐️ Tiền sử dị ứng với thành phần thuốc

Thương hiệu

⭐️ Mebiphar

✅ Xuất xứ

⭐️ Việt Nam

✅ Lưu ý

⭐️ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

 

Đặc điểm nổi bật

✅ Công dụng

⭐️ Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm

✅ Thành phần

⭐️ Cefaclor

✅ Cách dùng

⭐️ Theo chỉ định của bác sĩ

✅ Thận trọng

⭐️ Tiền sử dị ứng với thành phần thuốc

Thương hiệu

⭐️ Mebiphar

✅ Xuất xứ

⭐️ Việt Nam

✅ Lưu ý

⭐️ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
đánh giá trên sản phẩm “Cefaclor 375mg Mebiphar hộp 10 viên

Viết đánh giá



Hỏi đáp - Bình luận

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

Thu gọn